Thứ năm, 08 Tháng 11 2018 09:00

Đặc điểm, công dụng của cây mật gấu nam và cây mật gấu bắc

Viết bởi
Đánh giá
(1 Bình chọn)

Mọi người thường nhắc đến và truyền tai nhau rất nhiều về một loại cây thảo dược mang tên cây mật gấu, tuy nhiên ít ai biết được cây mật gấu nó được chia làm 2 loại khác nhau và có cách sử dụng cũng khác nhau.

Chính vì vậy, để đảm bảo mọi người sử dụng loại cây này đúng mục đích và đúng cách, bài viết này iqsac.vn sẽ chia sẻ với các bạn cách phân loại cây mật gấu này.

1. Phân loại cây mật gấu

Cây mật gấu  gồm có 2 loại đó là cây mật gấu nam và cây mật gấu bắc, đây là cách gọi theo địa phương, nơi xuất xứ của các cây mật gấu. Ở miền Nam hay được gọi với tên quen thuộc là cây Kim Thất Tai (cây lá đắng) còn ở miền Bắc được gọi là cây Hoàng Liên Ô rô. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của 2 loại cây này nhé.

2. Đặc điểm của cây mật gấu

Cây mật gấu Nam (Kim Thất Tai): Là một loại cây thuộc họ thân mềm, dạng bụi, gốc có nhiều nhánh và nhánh có nhiều cành. Lá của cây mật gấu Nam có đườn kính khoảng 3-4cm, mỏng mềm, có nhiều lông, nhiều gân, có nhiều răng cưa. Hoa của loại cây này mọc ở đầu cành và thường mọc thành chùm. So với sách y học viết về cây mật gấu thì cách gọi tên cây này là không đúng cách mà chỉ là thói quen gọi của người dân miền Nam.

Cây mật gấu Nam (Kim thất Tai)

Cây mật gấu Nam (Kim thất Tai)

Cây mật gấu Bắc (Hoàng Liên Ô rô): Cây mật gấu bác thường được trồng ở số tỉnh miền Bắc như: Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng…Cây cao khoảng 3-4m, thân gỗ có màu vàng, thân cây không có gai, lá có gai sắc nhọn, cành lá dài khoảng 8 -9 cm, cuống lad to khoảng 1 -2 cm,. Hoa có màu vàng và thành chùm, quả có màu xanh mọng hình cầu.

3. Thành phần hóa học

Cây mật gấu Nam: trong thành phần cây có chứa các chất hóa hoạc như: alkaloids, saponin, tannin, glycoside…. Do các chất này nên chúng có vị đắng. ngoài ra còn có các hợp chất sinh học: coumarin, flavonoid, lignan.xanthone, anthraquinone, edotide, sesquiterpene chất này có tác dụng kháng ung thư. Các chất khoáng như Vinatim A, E, B, C, các chất protein thô, chất xơ, chất béo, các acid ain quan trọng như: Leucine, isoleucine, lysine….

Cây mật gấu Bắc: thành phần của cây có chứa các ancaloit như: oxyacanthin, magnoflorin, jatrorrhizin, panmatin, becbamin…. Trong thân cây có chứa nhiều becberin chính vì vậy mà thân cây mật gấu được nhiều người sử dụng nhất.

4. Công dụng của cây mật gấu

Cây mật gấu Nam

  • Những chất có chứa trong cây mật gấu Nam cso tác dụng điều trị các bệnh về viêm nhiễm mãn tính, các loại bệnh do giun sán và vi khuẩn gây ra.
  • Lá cây mật gấu Nam có tác dụng làm giảm tỉ lệ gây ung thư vú.
  • Ngoài ra, nếu dùng cây mật gấu Nam để nấu canh hay đun nước uống thường xuyên thì sẽ giúp điều trị một số bệnh như: các bệnh về tiêu hóa, đái tháo đường, chán ăn, các bệnh về da, giảm đường huyết, bảo vệ tim mạch….

Cây mật gấu Bắc

Đối với loại cây này người ta sử dụng thân cây là chủ yếu, có thể điều trị được các bệnh sau đây: viêm gan vàng da, men gan cao, cơ gan. Rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, viêm đại tràng, kiết lỵ. Các bệnh về khớp, đau lưng, ung thư cổ tử cung. Các loại viêm nhiễm da, mụn nhọt. bệnh về thận, các bệnh về ho, chóng mặt, thiếu máu. Điều hòa cơ thể, chống lão hóa….

Với sự khác biệt như vậy về cây mật gấu thì trước khi sử dụng các bạn nên tìm hiều thật kĩ về công dụng và cách dùng của từng loại để đảm bảo an toàn và tránh gây phản tác dụng của loại thảo dược tốt này các bạn nhé.

Cách sử dụng cây mật gấu có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có cách nấu nước để uống. Tham khảo thêm tại: https://suckhoetv.com/dinh-duong/phong-tri-benh/uong-la-mat-gau-hang-ngay-co-tot-khong/

Xem 3328 lần Chỉnh sửa lần cuối vào Thứ hai, 12 Tháng 11 2018 09:57